Các điểm thăm quan ngoại thành Huế đẹp mê hồn du khách
Du lịch Huế ngoài thăm quan Đại Nội và những điểm đến nội thành bạn cũng không nên bỏ qua các điểm thăm quan ngoại thành Huế như các khu lăng tẩm, cầu ngói Thanh Toàn, Điện Hòn Chén…
Các khu lăng tẩm ngoại thành Huế
1. Lăng Minh Mạng
Lăng Minh Mạng sở hữu một vị trí đắc địa và thuận lợi vô cùng tại Huế. Tọa lạc trên ngọn núi Cẩm Khê, đây là nơi giao thoa giữa hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch, hợp lại thành sông Hương mộng mơ.
Lăng Minh Mạng là một trong những lăng tẩm được đánh giá là uy nghi, chuẩn mực nhất trong những kiến trúc của thời nhà Nguyễn. Toàn bộ khuôn viên La thành có diện tích 1.750m được sắp xếp đăng đối với nhau tạo nên một quần thể kiến trúc vô cùng đẹp mắt.
Nhìn từ trên cao, hình dáng của lăng tựa như dáng một người đang nằm nghỉ ngơi rất tự nhiên và thoải mái: Đầu hướng về phía núi Kim Phụng, hai bên hông là hai bên hồ Trừng Minh còn chân lại đặt lên ngã ba sông đầy thoải mái.
Từ cổng lăng bước vào phía bên trong, đập vào mắt ta là những công trình kiến trúc được sắp xếp đối xứng, song song theo ba trục. Ở giữa khuôn viên ấy là một đầm sen tỏa ngát hương thơm. Hình ảnh những bông sen đơn thuần, mộc mạc mà đẹp lạ thường là một biểu tượng không thể thiếu khi người ta nhắc tới những lăng tẩm ở Việt Nam. Du lịch Huế mà không ghé thăm Lăng Minh Mạng thì quả là một thiếu sót quá lớn.
2. Lăng Khải Định
Nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ 10 km, Lăng Khải Định là công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là công trình nổi bật nhất trong tất cả những lăng tẩm khác, nhờ những vật liệu xây dựng tân thời và ảnh hưởng của nhiều trường phái kiến trúc ngoại quốc.
Lăng Khải Định được xây dựng trong 11 năm (1920 – 1931), kéo dài 2 đời vua nhà Nguyễn là Khải Định và con mình là Bảo Đại. Dù là công trình lăng có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình lăng tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm Triều Nguyễn.
Du lịch Huế và tham quan Lăng Khải Định có thể gây choáng ngợp cho du khách, bởi kiến trúc hình khối chữ nhật vươn cao 127 bậc cấp, ảnh hưởng từ nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo (cổng trụ hình tháp), Phật giáo (trụ biểu dạng stoupa), kiến trúc Roman Gothic (những hàng cột bát giác, vòm cửa cao rộng)…Một nét đặc biệt khác khiến du khách khi đến thăm lăng Khải Định đều phải trầm trồ là tất cả các chi tiết đều được trang trí bằng nghệ thuật khảm kính sứ.
Đến Huế, đừng quên ghé thăm lăng Khải Định để được đắm mình trong giá trị văn hóa, tinh hoa lịch sử của một thời, bạn nhé!
3. Lăng Tự Đức
Lăng Tự Đức nằm trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh cũ, nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lăng thờ vua Tự Đức, đời vua thứ 4 của triều nhà Nguyễn. Ông trị vì 36 năm, từ 1847-1883.
Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ. Sau cuộc nổi loạn của những người xây dựng lăng, vua Tự Đức nhận ra sai lầm của bản thân, bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi vua Tự Đức băng hà, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.
Quần thể lăng được chia thành 2 khu vực: tẩm điện và lăng mộ. Khu vực tẩm điện từ cửa Vụ Khiêm đi qua trước khiêm Cung Môn rồi uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ sơn thần là khu điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua.
Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn mà bạn nhất định phải khám phá khi du lịch Huế nha.
Sau Kinh thành Huế thì lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn chính là địa điểm mà không kinh nghiệm du lịch huế nào có thể bỏ qua. Có tổng cộng 7 lăng mộ trong số 13 vị vua của triều đại này. Mỗi khu lăng lại mang một nét kiến trúc đặc trưng, đạm nét phong thủy phương Đông, kết hợp với tính cách riêng của từng vị vua, góp phần kể câu chuyện lịch sử cho hậu thế.
Giờ tham quan: 7:00 – 17:00 mỗi ngày.
Giá vé tham quan:
- Lăng Minh Mạng, Tự Đức, Khải Đinh: 100.000 VND/ vé
- Lăng Gia Long, Thiệu Trị, Đồng Khánh: 40.000 VND/ vé
Cầu ngói Thanh Toàn
- Địa chỉ: Cầu bắc qua một con mương làng Thanh Thủy Chánh, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế.
Cầu ngói Thanh Toàn là một di tích lịch sử đặc biệt của Huế và được công nhận với giá trị nghệ thuật hàng đầu. Mang kiến trúc đặc trưng cung đình xưa, cầu được xây dựng bằng vật liệu chính là ngói lưu ly – loại ngói thường được sử dụng trong các công trình của riêng triều đình.
Điện Hòn Chén
- Cách đến điện Hòn Chén: Đi thuyền từ bến đò thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng; hoặc đi thuyền rồng từ bến Tòa Khâm, ngược dòng sông Hương.
Là điện thờ linh thiêng nhất xứ Huế, điện Hòn Chén còn gắn liền với nhiều giai thoại lịch sử. Ban đầu, đây là nơi thờ nữ thần Po Nagar (Thiên Y Thánh Mẫu) theo tín ngưỡng Chăm và cũng là nữ thần được nhà Nguyễn tôn vào bậc thượng đẳng thần.
Ngôi điện nằm trên núi Ngọc Trản này có thể xem là sự hòa hợp giữa tín ngưỡng tâm linh dân gian và văn hóa cung đình xưa. Đến nay, tháng 3 và tháng 7 âm lịch hàng năm vẫn là dịp lễ hội lớn ở điện Hòn Chén, với các đám rước quy mô ngâp tràn cờ hoa, phướn, nhạc, và hàng ngàn người đổ về tham dự.
Đồi Thiên An – Hồ Thủy Tiên
- Địa chỉ: Xã Thủy Bằng, thị xã Hương thủy (cách trung tâm thành phố Huế 10 km về hướng Nam, trên đường thăm lăng Khải Định).
Được đóng lại.