Khám phá Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa đẹp bậc nhất Việt Nam

0

Chùa Tam Chúc là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Việt Nam, nó được ví như một Vịnh Hạ Long trên cạn. Mỗi năm ngôi chùa này thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến bái lạy và cầu nguyện. Cùng khám phá chùa Tam Chúc Hà Nam ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về Chùa Tam Chúc

1. Sự tích về ngôi chùa và lễ bái tại Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc nằm tại Xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cách TP Hà Nội chỉ khoảng 70km. Ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết “Tiền lục nhạc, Hậu thất tinh”. Đặc biệt ngôi chùa nằm ở vị thế hết sức đặc biệt: 3 mặt được bao bọc bởi dãy núi thất tinh, trước mặt là hồ Tam Chúc với sáu quả núi Lục Sơn Thủy nhô lên.
Tương truyền rằng: trên từng ngọn núi của dãy thất tinh đều xuất hiện 1 đốm sáng hào quang lớn tựa như 7 ngôi sao. Nhiều người thấy ánh hào quang đó bèn kéo đến núi Thất Tinh đục đẽo, chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày để lấy đi 7 ngôi sao. Trong 7 ngôi sao đã có 4 ngôi sao bị mờ dần, chỉ còn lại 3 ngôi sao còn sót lại. Vì thế ngôi chùa “Thất Tinh” được đổi tên thành chùa “Ba Sao”.

Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công lớn trong việc phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt Ma, Thiền Sư Khuông Việt, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Thiền Sư Đỗ Pháp Thuận, Thiền Sư Nguyễn Minh Không…

Khi đến chùa, việc dâng cúng những lễ nghi phẩm vật chủ yếu thể hiện lòng thành kính, trang nghiêm của chúng ta khi thăm viếng Chùa, hướng về Phật. Lễ tại chùa bao gồm vài nén hương, đăng, trà, hoa tươi, trái cây, thực dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát.

2. Thời điểm đẹp nhất để đi chùa Tam Chúc

Thời điểm ghé thăm chùa Tam Chúc tốt nhất vào khoảng tháng 8 – tháng 10 & tháng 1 – tháng 3 hàng năm. Bởi tháng 8 – 10 là khoảng thời gian thiên nhiên Tam Chúc đẹp nhất. Còn tháng 1 – tháng 3 là mùa lễ hội với vô số các hoạt động thú vị. Ngoài ra, mỗi ngày chùa sẽ mở cửa đón khách đến 21h. Bởi vậy, nếu có cơ hội bạn hãy đến đây vào buổi tối & chiêm ngưỡng khung cảnh huyền tịnh của ngôi chùa đẹp bậc nhất Việt Nam này.

3. Đường đi đến chùa Tam Chúc

Từ Hà Nội có 3 hướng để bạn đi đến chùa Tam Chúc:
  • Hướng 1: Đi theo hướng đường như xe máy nêu trên
  • Hướng 2. Chạy ra Giải Phóng – Đến BX nước Ngầm rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ . Đến Cầu Giẽ bạn quẹo vào đường 1 cũ ròi rẽ vào QL 21 khoảng 10km nữa là tới.
  • Hướng 3 : Đi theo hướng Pháp Vân – Cầu Giẽ. Khi lên cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến nút giao Liêm Tuyền thì thoát và rẽ về Phủ Lý. Sau đó chạy vào QL 21 khoảng 10km nữa là đến nơi.

4. Lựa chọn phương tiện để đến chùa Tam Chúc

  • Xe bus đến chùa Tam Chúc: Đi tuyến bus 206 xuất phát từ BX Giáp Bát – Phủ Lý ( vé xe khoảng 35k/ lượt ).
  • Xe khách Hà Nội –  Tam Chúc: Bạn bắt tuyến xe khách Hà Nội – Hà Nam ( vé xe 50k/ người). Dừng ở thị trấn Ba Sao rồi bắt xe ôm để vào chùa ( chi phí 20 – 30k/người ). Tuy nhiên, một số tuyến xe khách sẽ chỉ dừng ở Phủ Lý – Hà Nam, cách Tam Chúc khoảng 10km, bạn sẽ phải tốn chi phí đi xe ôm vào chùa cao hơn.

5. Các dịch vụ tại chùa Tam Chúc

Chùa Tam Trúc được ví như vịnh Hạ Long trên cạn
Nếu đi thuyền, bạn sẽ mất khoảng 15 – 20 phút bởi thuyền đi khá chậm. Còn đi xe điện thì chưa đến 10 phút là đến trước sân lên chùa luôn. Nhưng nếu đi xe điện bạn sẽ không tham quan được đình Tam Chúc. Để tiết kiệm chi phí những vẫn được trải nghiệm được 2 loại hình di chuyển này thì bạn có thể đi thuyền & về bằng xe điện.
Vé vào KDL chùa Tam Chúc có 2 loại để bạn lựa chọn:
  • Đi thuyền: 200k/người/lượt đi về
  • Đi xe điện: 90k/người/lượt đi về

Những điểm bạn nên ghé thăm khi đến chùa Tam Chúc

1. Nhà khách Thủy Đình

Đây là điểm đến đầu tiên bạn sẽ nhìn thấy khi đặt chân đến chùa Tam Chúc. Bên trong Thủy Đình là 1 không gian rộng lớn & trang nghiêm, được xây dựng theo lối kiến trúc cổ. Nơi đây có những bức tranh mô tả toàn cảnh của ngôi chùa. Gần nhà khách Thủy Đình có 1 bến thuyền với phong cảnh non nước hữu tình, thích hợp để bạn chụp ảnh, check-in. Sau khi tham quan Thủy Đình, bạn có thể mua vé thuyền hay xe điện để di chuyển lên chùa.

2. Cổng Tam Quan  

Sau khi xuống bến thuyền, du khách sẽ nhìn thấy cánh cổng Tam Quan rất lớn. Dọc 2 bên cổng là 2 con đường lớn để bạn có thể đi bộ lên chính điện. Đây cũng là điểm được nhiều bạn trẻ lựa chọn để check in “sống ảo”.

3. Vườn cột kinh 

Bạn phải đi qua 32 cột Kinh hay còn gọi là khu Vườn Cột Kinh để đến Điện Quan Âm. Mỗi chiếc cột ở đây nặng khoảng 200 tấn. Cổng Tam Quan luôn mang đến vẻ đẹp choáng ngợp cho du khách. Nó có giá trị như một bức tường thành bảo vệ quần thể chùa Tam Chúc.

4. Tam điện nguy nga và rộng lớn

Chùa Tam Điện được chia làm 3 điện chính gồm: Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ và Điện Quan Âm. Mỗi điện sẽ thờ 1 vị Phật mang từng ý nghĩa thiêng liêng khác nhau. Cả 3 điện đều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công từ các tảng đá lấy từ miệng núi lửa của Indonesia. Các bức phù điêu này nhìn giống như gỗ thật, được chạm khắc vô cùng tinh xảo và kỳ công bởi bàn tay tài hoa của những người thợ lành nghề. Mỗi bức phù điêu là đại diện cho từng câu chuyện của Đức Phật.

5. Điện Quan Âm

Điểm nổi bật trong Điện Quan Âm là bức tượng Quan thế âm Bồ tát bằng đồng rất lớn, có khối lượng trên 150 tấn. Ngoài ra, khi đến Điện Quan Âm du khách còn có cơ hội được chiêm ngưỡng những bức tranh phù điêu bằng đá nói về việc cứu khổ, cứu nạn của Quan Âm.

6. Điện Pháp Chủ

Đến với Điện Pháp Chủ, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng pho tượng Thích ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. Pho tượng nặng khoảng 200 tấn. Ngôi điện này cũng có những bức phù điêu bằng đá núi lửa nói về cuộc đời của Đức Phật. Đó là những câu chuyện về lúc Ngài đản sinh, thành đạo và nhập cõi niết bàn.

7. Điện Tam Thế

Điện Tam Thế là nơi thờ 3 tượng Phật lớn được làm từ đồng đen tượng trưng cho: quá khứ, hiện tại & tương lai. Phía sau mỗi bức tượng Phật là 1 bức phù điêu hình chiếc lá Bồ Đề. 4 bức tường trong Điện Tam Thế được trang trí bởi 12.000 bức tranh đá chạm khắc tinh xảo tái hiện cuộc đời Đức Phật. Trước sân của điện Tam Thế có 1 cây Bồ Đề được trích ra từ cây Bồ Đề 2125 năm tuổi. Đây là loài cây được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka.

8. Chùa Ngọc – Đàn tế trời 

Chùa Ngọc còn gọi là Đàn Tế Trời được xây dựng trên ngọn núi Thất Tinh. Nơi đây được xem là 1 hạng mục chính của chùa Tam Chúc. Tuy nhiên, để lên chùa Ngọc thì quả là một thử thách. Du khách phải leo khoảng 200 bậc thang làm bằng đá granit thì mới lên đến nơi. Mặc dù diện tích sàn chỉ có khoảng 13m2 nhưng ngôi chùa được ước tính nặng khoảng 2000 tấn. Trong chùa có đặt những bức tượng Phật vô cùng quý giá. Ngoài ra, Chùa Ngọc còn thờ 1 tượng Phật được làm bằng ngọc vô cùng quý hiếm.

9. Đình Tam Chúc

Đình Tam Chúc là nơi thờ hoàng hậu nhà Đinh là bà Dương Thị Nguyệt. Đình nổi bật giữa hồ nước rộng lớn với một đền thờ trang nghiêm. Tương truyền, Đinh Bộ Lĩnh đã đến đây chiêu mộ binh mã cho cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân. Sau khi thắng trận & lên ngôi hoàng đế, ông đã cho xây dựng đền thờ tại đây.

Các ngày lễ quan trọng trong đạo Phật cần chú ý khi đi chùa Hà Nam

  • 1/1: Ngày vía Đức Di Lặc
  • 15/1: Ngày Lễ Thượng Nguyên
  • 8/2: Ngày Phật Thích Ca xuất gia
  • 15/2: Ngày Phật Thích Ca nhập Niết Bàn
  • 19/2: Ngày vía Quan Thế Âm giáng sanh
  • 21/2: Ngày Vía Phổ Hiền giáng sanh
  • 6/3: Ngày vía Ca Diếp Tôn Giả
  • 16/3: Ngày Phật Mẫu Chuẩn Đề
  • 4/4: Ngày Vía Văn Thù Bồ Tát
  • 8/4: Ngày vía Phật Thích Ca Đản Sanh ( thống nhất lại ngày 15)
  • 20/4: Ngày vía Bồ Tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân
  • 23/4: Ngày vía Phổ Hiền Thành Đạo
  • 28/4: Ngày vía Dược Sư Đản Sanh
  • 13/5: Ngày vía Già Lam Thánh Chúng
  • 03/6: Ngày vía Hộ Pháp
  • 19/6: Ngày vía Quan Thế Âm Thành Đạo
  • 13/7: Ngày vía Đại Thế Chí
  • 30/7: Ngày vía Địa Tạng Bồ Tát
  • 6/8: Ngày Huệ Viễn Tuệ Sư Sơ Tổ Tịnh Độ Tông
  • 8/8: Ngày Vía Tôn Giả A Nan Đà
  • 19/9: Ngày vía Quan Thế Âm xuất gia
  • 29/9: Ngày vía Dược Sư thành đạo
  • 5/10: Ngày vía Đạt Ma Tổ Sư
  • 8/10: Ngày Phóng sanh
  • 15/10: Ngày lễ Hạ Nguyên
  • 17/11: Ngày vía Phật A Di Đà
  • 8/12: Ngày vía Phật Thích Ca Thành Đạo
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.