Đi du lịch An Giang nên mua quà gì tặng người thân, bạn bè?

0

Sau chuyến đi du lịch An Giang, bạn muốn mua quà về để tặng người thân, bạn bè nhưng chưa biết chọn quà gì? Đừng bỏ qua những món quà đặc sản độc đáo và mới lạ dưới đây nhé.

1. Các loại mắm ở chợ Châu Đốc

Đặc sản nổi tiếng nhất của chợ Châu Đốc, An Giang là các loại mắm, từ mắm chốt, mắm sặt, mắm trèn, tới mắm thái, mắm rô… Đây là một món đặc sản tuyệt vời thường được du khách mua về để sử dụng và để làm quà. Khi nấu ăn, mắm Châu Đốc sẽ cho món ăn của bạn những hương vị đặc trưng ngon miệng.

2. Các loại cá khô

Ngoài các loại mắm, cá khô cũng là món đặc sản nổi tiếng của An Giang. An Giang có nhiều loại cá tươi ngon nên cá khô ở đây cũng rất đa dạng như khô cá linh, cá sặc, cá tra… Ngoài dùng để ăn với cơm và làm gỏi, nộm, cá khô An Giang cũng là món nhậu tuyệt vời được nhiều người yêu thích. Nên nó nằm trong số những món đặc sản An Giang được mua về làm quà nhiều nhất.

3. Khô bò

Ngoài khô cá, món khô bò Châu Đốc cũng rất ngon, được chia làm 3 loại gồm khô bò vàng cứng và giòn, khô bò nâu sẫm cứng nhưng không giòn và khô bò nâu xốp giòn, dẻo. Khô bò Châu Đốc cũng là một trong những món ăn đặc sản du khách rất hay mua về làm quà.

4. Quả Mây

Quả mây là một loại quả đặc sản An Giang được nhiều người mua về làm quà. Loại quả này chỉ An Giang mới có. Bên ngoài quả mây là lớp vỏ gai, khi ăn có vị ngọt ngọt chua chua và mùi thơm hơi giống mít rất đặc trưng. Quả mây gai chỉ để được khoảng vài ngày, vì thế bạn nên chọn mua quả chưa chín để đến lúc biếu quả vừa chín tới.

5. Thốt nốt

SONY DSC

Thốt nốt là một loại quả đặc sản xứ An Giang. Quả tthốt nốt tươi rất mềm, vị hơi giống dừa nhưng ăn mát hơn. Để làm quà thì bạn nên mua loại ngâm sẵn trong hũ có thể để được lâu đến một năm. Tuy nhiên nếu mua được thốt nốt tươi vẫn là tốt nhất. Nhưng thốt nốt tươi chỉ để được khoảng 2 – 3 ngày trong tủ lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua đường thốt nốt về làm quà, có thể dùng để kho cá, pha nước chanh uống rất ngon và mát.

6. Cà na đập

Chợ Châu Đốc chỉ có duy nhất một người bán cà na đập. Quả cà na tươi, sau khi đập nát được vắt bớt nước và chà xát để ra hết chất chát thì đem dầm đường, chờ khoảng vài tiếng đồng hồ là có thể sử dụng.

Để làm cà na đập, người bán phải khéo léo sao cho quả cà na bị đập không quá nát, vẫn giữ màu xanh tươi sau khi chà xát, vắt nước nhưng hương vị còn nguyên, ăn vẫn giòn. Món cà na đập này ăn chung với muối ớt vừa ngọt, vừa giòn rất ngon và có thể dùng để làm quà rất tuyệt.

7. Thổ cẩm Chăm

Thổ cẩm của người Chăm là loại vải dệt có hoa văn truyền thống của người Chămnơi đây. Chất liệu chủ yếu của vải thổ cẩm Chăm là tơ công nghiệp, được nhuộm màu thủ công từ nước nấu của cây rừng. Khi đến An Giang nếu có hứng thú bạn có thể mua vài tấm thổ cẩm làm quà cho người thân, bạn bè. Bởi thổ cẩm Chăm có những nét hoa văn riêng mà những loại thổ cẩm khác không có được.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.