Du lịch Cồn Phụng Bến Tre: Đi ghe khám phá Cồn Phụng

0

Cồn Phụng Bến Tre là một cù lao nằm trên con sông Tiền thơ mộng. Bất cứ ai đặt chân lên mảnh đất Cồn Phụng đều có một cảm giác bình yên, thoải mái và thú vị đến lạ thường. Du lịch Cồn Phụng khi ta xuôi mái thuyền trên những dòng sông, cả một vùng miền Tây Nam Bộ hiện ra trước mắt bạn.

Giới thiệu về cù lao Cồn Phụng Bến Tre

Cồn Phụng lúc đầu chỉ là một cù lao nổi giữa sông Tiền vào những năm 1930 với diện tích khoảng 28 ha, nhưng do lượng phù sa bồi đắp dồi dào mỗi năm mà nay đã lên tới trên 50 ha.

Cồn Phụng còn được gọi với cái tên cồn Tân Vinh là một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, Châu Thành, Bến Tre. Trong đó, cồn Quy và cồn Phụng thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, còn cồn Long và cồn Lân là thuộc tỉnh Tiền Giang. Ở một số vùng miền của Việt Nam, thường ở Nam Bộ, người ta dùng khái niệm cồn hoặc cù lao để chỉ bãi giữa, là một dải đất hình thành ở giữa con sông lớn nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.

Tên Cồn Phụng có từ khi ông Nguyễn Thành Nam đến đây xây dựng chùa Nam Quốc Phật vào hồi đầu thế kỉ XX. Khi công trình này đang xây dựng, những người thợ nhặt được một cái chén cổ có hình con chim Phụng, nên đặt tên là Cồn Phụng. Ngoài ra, nó còn có tên gọi khách là cù lao Đạo Dừa vì khi xây chừa, ông Nguyễn Thành Nam đã lập nên một giáo phái gọi là Đạo Dừa. Đạo Dừa chủ trương mang lại hòa bình, sống bằng hoa trái.

Được ông trời ban cho thời tiết nắng ấm quanh năm, Cồn Phụng dang tay đón tiếp khách du lịch vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đặc biệt vào những ngày hè tháng 6, 7, 8, khi cây lá xanh tươi mơn mởn, các loại quả kết trái căng mọng trên cây, khách du lịch tới Cồn Phụng sẽ được thưởng thức những loại quả vô cùng ngon lành và phong phú: Măng cụt, sầu riêng, chôm chôm,…
Từ độ tháng 9-12 là mùa nước nổi ở miền Tây, hãy thử lên kế hoạch cho tour Cồn Phụng Bến Tre để khám phá nét đặc sắc cũng như vẻ đẹp toàn miền Tây. Bạn sẽ thấy cả một vùng như thay một màu áo mới, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy lạ nhưng lại là điều vô cùng quen thuộc ở đây.
Hiện nay, Cồn Phụng được bình chọn là điểm du lịch hấp dẫn trong số cồn Bến Tre. Nơi đây nổi tiếng có 4 ngồi cồn trên sông Tiền là Long – Lân – Quy – Phụng. Du lịch Cồn Phụng Bến Tre là nơi rất thích hợp để bạn đi trong vòng một ngày.

Du lịch Cồn Phụng có gì hấp dẫn du khách?

1. Đi ghe khám phá Cồn Phụng 

Dù chỉ du lịch Bến Tre một ngày, bạn cũng nên trải nghiệm hoạt động này. Thật là một thiếu sót nếu du lịch Cồn Phụng mà không thử đi ghe quanh cồn. Ngồi trên ghe đi qua những con rạch rợp bóng lá dừa xanh mướt, lắng nghe tiếng gọi từ thiên nhiên, tạo vật để thấy lòng mình thanh thản hơn, để cảm nhận được rõ nét vẻ đẹp rất đỗi yên bình của những vùng miền tây sông nước.

2. Câu cá sấu

Đây là một hoạt động siêu mới mẻ và thú vị cho khách du lịch khi tới với miền tây sông nước. Hàng chục chú cá sấu nằm dưới hồ chờ những tay câu tài năng chinh phục nó. Đây là dịch vụ vô cùng đặc trưng khi đi du lịch đến Cồn Phụng. Vì vậy đừng vì chỉ du lịch Cồn Phụng Tiền Giang một ngày mà bỏ qua hoạt động này nhé.

3. Tham quan các trang trại nuôi ong

Đây được xem như một nghề truyền thống của người dân nơi đây. Theo kinh nghiệm du lịch Cồn Phụng Bến Tre, thật không khó để bạn có thể hỏi một người dân về việc ghé thăm một gia đình làm nghề nuôi ong. Ong ở đây chủ yếu lấy mật từ hoa nhãn vì vậy có vị ngọt đến mê đắm lòng người. Bạn cũng có thể tự mình trải nghiệm công việc thú vị này; nhưng hãy chú ý nghe theo lời chỉ dẫn của những người chủ trại ong nhé.

4. Thăm xưởng sản xuất kẹo dừa

Kẹo dừa là đặc sản của “xứ dừa” Bến Tre mà ai đến đây đều mua về để làm quà. Đến với Cồn Phụng có cơ hội chứng kiến toàn bộ quá trình để làm nên những viên kẹo dừa vô cùng thơm ngon và đậm vị miền Tây Nam Bộ này. Từ khâu pha chế, nấu kẹo, cắt kẹo, đóng gói đều được làm thủ công và truyền thống. Chắc chắn ai đã đến những xưởng làm kẹo dừa cũng xách về cho mình vài túi quà ngọt ngào đến từ vùng đất Cồn Phụng này rồi.

5. Tham quan khu di tích Đạo Dừa

Khu di tích Đạo Dừa hay còn gọi là “Nam Quốc Phật” của ông Đạo Dừa. Hiện vẫn còn khá nguyên vẹn sau gần 50 năm xây dựng. Các di tích vẫn được lưu giữ nguyên vẹn tạo thành khu di tích Đạo Dừa rất hấp dẫn du khách. Nơi đây ông Nguyễn Thành Nam giáo chủ đương thời ngồi truyền bá đạo giáo cho giáo chúng.

Vị trí trung tâm của khu di tích là sân rồng, nơi có 9 trụ cột được chạm khắc bao quanh bởi 9 con rồng rất tinh xảo và đẹp mắt. Khu vực sân rồng này được biết đến là nơi hành lễ của các tín đồ Đạo Dừa. Chung quanh sân là cổng chào, lối đi, những chiếc tháp cao, mô hình núi, hang động…

Phía dưới cầu “Hiền Lương” có treo một lồng cầu bằng thép khá lớn thiết kế hình quả địa cầu, dưới quả địa cầu là tòa sen. Phi Thuyền Apolo Đạo Dừa, Mô hình phi thuyền Apollo bằng… tôn, ông trèo vào trong đó, đệ tử sẽ kéo lên vũ trụ để thỉnh thị thánh chỉ của Ngọc Hoàng.

5. Khu trò chơi nước

Các dịch vụ khu trò chơi nước: đạp xe qua cầu ván, zipline qua hồ, cầu dây văng,…Thường có rất nhiều đoàn khách đặt cồn để tổ chức các buổi teambuilding. Hay thường được tổ chức vào những dịp lễ hay những ngày cuối năm. Mang lại cho du khách những điều vô cùng thú vị mà không phải những chỗ vui chơi khác có được.

6. Giao lưu đờn ca tài tử Nam Bộ

Tại Cồn Phụng còn tổ chức các buổi đờn ca tài tử để du khách có thể hiểu hơn về truyền thống Nam Bộ. Trong các buổi tổ chức, bạn có thể giao lưu ca hát với những người hát. Thưởng thức các loại trái cây tươi theo mùa tại Bến Tre.

7. Tham quan bảo tàng Dừa

Tại bảo tàng tại Cồn Phụng, du khách sẽ được thấy những vật dùng làm bằng dừa vô cùng tinh xảo. Những món đồ được làm từ lá dừa, gốc dừa, thân cây dừa,…tạo nên những sản phẩm vô cùng đa dạng.

Ngoài ra, bảo tàng là nơi lưu giữ những bức hình của Cồn Phụng. Từ những món ăn đặc sản, đến những món đồ làm bằng dừa được chụp lại, công đoạn làm ra nó và cuộc sống hằng ngày của người dân nơi đây. Nếu có cơ hội đến du lịch đến đây thì bạn nên ghé nơi đây.

Thưởng thức đặc sản khi đi du lịch Cồn Phụng (Bến Tre)

1. Gỏi củ hủ dừa

Thật là thiếu sót khi du lịch Cồn Phụng Bến Tre mà không thưởng thức món ăn này. Đây được xem là món ăn “xả xỉ” của xứ dừa Bến Tre. Để chế biến được món ăn, người dân phải chặt cây dừa, lấy phần non, trắng muốt từ phía trên đọt dừa. Gỏi củ hũ dừa có vị chua ngọt vừa ăn, mát, giòn, thơm và lại thanh đạm, ít béo. Ngoài ra, nguyên liệu để làm món gỏi rất đa dạng, có tôm sú, thịt ba chỉ, tai lớn thái mỏng, rau răm, hành tây,….

2. Tôm hấp trái dừa

Những con tôm đỏ tươi, ngon ngọt, vừa mềm, vừa dai. Điểm đặc biệt làm nên sức quyến rũ khó phai cho món ăn này chính là tôm luộc bằng nước đừa. Độ ngọt của tôm và nước dừa làm món ăn trở nên đặc biệt. Ăn vào rồi còn đọng lại vị ngọt đầu lưỡi khiến bạn không quên được.

3. Xôi chiên Cồn Phụng

Tương tự xôi phồng An Giang, xôi chiên ở đây cũng được nấu từ nếp thơm. Sau khi nấu chín, nếp được tán thành bột mịn rồi lấy bột đó ngâm với đường và dầu ăn. Sau đó cho xôi lên chảo mỡ, dùng hai cái giá ấn xôi cho phồng to lên. Bởi những người đầu bếp khéo tay, đã tạo nên món ăn vô cùng bắt mắt.

4. Cá tai tượng chiên xù

Cá tai tượng chiên xù được bắt lên tại ao nên cá rất tươi. Đây là món ăn mà rất nhiều du khách tới đây để thưởng thức. Cá được ăn kèm với đủ loại rau và nước chấm được chế biên riêng. Tất cả hòa quyện lại thành một mùi vị món ăn chua ngọt vô cùng ngon.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.