Những điểm du lịch Mù Cang Chải cực HOT không thể bỏ qua

0

Du lịch Mù Cang Chải có gì “hot” khiến du khách mê mẩn? Cùng Vietnam24hr.com trải nghiệm những điểm du lịch Mù Cang Chải cực hấp dẫn qua bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu về Mù Cang Chải

Mù Cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái phía bắc giáp huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía nam giáp huyện Mường La của tỉnh Sơn La, phía tây giáp huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu, phía đông giáp huyện Văn Chấn cùng tỉnh. Huyện nằm dưới chân của dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 1.000 m so với mặt biển.

Trước kia, nhắc tới Mù Cang Chải là nhắc tới sự khó khăn bởi vị trí địa lý xa cùng dân số nghèo. Chỉ từ khi nhiều nhóm du khách yêu thích Tây Bắc tới đây và ghi lại những hình ảnh, khoảnh khắc đẹp về cuộc sống người dân, phong cảnh hùng vĩ của thiên nhiên thì Mù Cang Chải mới nổi lên trên bản đồ du lịch của Yên Bái.

Muốn đến được huyện Mù Cang Chải phải đi qua đèo Khau Phạ – là một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc. Nằm cách Hà Nội khoảng 300km, mỗi mùa lúa chín hàng chục nghìn du khách từ khắp các miền tổ quốc đến du lịch Mù Cang Chải để ngắm nhìn sự hùng vĩ của những thửa ruộng bậc thang nơi đây.

Du lịch Mù Cang Chải vào mùa nào đẹp nhất?

Mù Cang Chải có 2 mùa khá đẹp mà bạn có thể sắp xếp thời gian để đến, những mùa khác đến Mù Cang Chải không có gì đặc sắc nhưng vẫn có thể ghé qua nếu tiện đường. Mù Cang Chải cũng là điểm trung gian trên rất nhiều hành trình thú vị khác.

1. Du lịch Mù Cang Chải mùa lúa chín

Khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 là mùa lúa chín, lúc này toàn bộ Mù Cang Chải sẽ vàng rực một màu lúa, thời tiết đẹp, thuận lợi để đến thăm nơi đây. Thường thời điểm phù hợp nhất là từ khoảng 15-9 đến 10/10 hàng năm, trước khoảng thời gian này thì lúa hơi xanh, sau khoảng này thì gần như đã gặt hết.

2. Du lịch Mù Cang Chải mùa nước đổ

Khoảng tháng 5-6 là mùa nước đổ, khi những cơn mưa mùa hè bắt đầu trút nước xuống những ngọn núi thì nước được dẫn từ trên núi vào các ruộng bậc thang. Nước tràn vào các thửa ruộng làm cho đất khô cằn trở nên mềm hơn và nở ra giúp bà con có thể cấy lúa.

Đây cũng là thời điểm bà con bắt đầu xuống đồng cày cấy chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Chính vì thế ở các ruộng bậc thang miền núi phía Bắc, lúa chỉ có thể trồng được một vụ. Những bậc thang loang loáng nước trong nắng chiều tạo nên một vẻ đẹp khiến cho bao du khách phải ngỡ ngàng.

Du lịch Mù Cang Chải đi như thế nào?

1. Di chuyển đến Mù Cang Chải

Để thuận tiện nhất cho chuyến đi, chúng ta sẽ chọn Hà Nội là điểm xuất phát. Vì vậy, nếu bạn ở các tỉnh khác thì hãy ra Hà Nội trước rồi mới bắt đầu hành trình nhé.

Tùy theo quãng đường xa hay gần mà bạn sẽ chọn phương tiện di chuyển ra Hà Nội cho phù hợp, có thể là máy bay, xe khách, xe lửa,…Sau khi đã có mặt tại thủ đô Hà Nội, bạn có thể chọn di chuyển đến Mù Cang Chải bằng các phương tiện tham khảo dưới đây.

Cung đường đi theo quốc lộ 32 – Thanh Sơn (80km) – Văn Chấn (65km) – Nghĩa Lộ (45km) – Tú Lệ (50km) – La Pán Tẩn (33km) – Mù Cang Chải (23km) là phổ biến nhất.

Du lịch Mù Cang Chải bằng xe khách

Trong các phương tiện di chuyển đến Mù Cang Chải thì xe khách là lựa chọn an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất. Nếu chọn di chuyển bằng xe khách đến thị trấn Mù Cang Chải, bạn vừa được nghỉ ngơi trước hành trình vừa ngắm nhìn cảnh đẹp hiện ra xung quanh mình. Bạn có thể chọn với nhiều hãng xe chất lượng cao như Hải Vân, Hưng Thành hoặc bắt xe khách theo tuyến Hà Nội – Than Uyên để đi qua Mù Cang Chải.

Một gợi ý cho bạn là nhà xe Hưng Thành, nhà xe Cường Lan đã và đang được nhiều hành khách lựa chọn sử dụng dịch vụ trên nhiều tuyến đường. Xe thường xuất phát lúc 18h00 và 22h30 hàng ngày, thời gian di chuyển khoảng 6 giờ. Tuy nhiên, thời gian đến có thể thay đổi vì còn phụ thuộc vào tình hình giao thông hôm đó. Giá vé dao động khoảng 250.000 VNĐ/vé.

Lưu ý: các điểm tham quan ở Mù Cang Chải nằm rải rác trên nhiều xã và các bản làng nên bạn có thể thuê xe máy khi đến đây để di chuyển chủ động và thoải mái hơn.

Du lịch Mù Cang Chải bằng xe ô tô tự lái

Đối với những ai có niềm đam mê “phượt” muốn tự lái xe, khám phá, tận hưởng phong cảnh trên cung đường thì ngoài di chuyển bằng xe máy, việc sử dụng ô tô tự lái hiện nay cũng được rất nhiều bạn trẻ ưa thích. Vì quãng đường từ Hà Nội lên Mù Cang Chải không phải là ngắn nên việc di chuyển bằng xe ô tô sẽ giúp bạn có không gian nghỉ ngơi tốt hơn.

Có khá nhiều cách di chuyển từ Hà Nội đến Mù Cang Chải, bạn có thể tham khảo qua một số cung đường sau:

  • Cung đường thứ 1: bạn đi theo hướng Sơn Tây qua cầu Trung Hà – Tam Nông.  Sau đó, bạn đi dọc theo sông Hồng sẽ tới cầu Văn Phú ở Yên Bái.
  • Cung đường thứ 2: bạn đi theo hướng cầu Thăng Long đến quốc lộ 12, đi tiếp đến Việt Trì – Đoàn Hưng và đi theo quốc lộ 70 để tới Yên Bái. Đây là cung đường ngắn và dễ đi nhất.
  • Cung đường thứ 3: bắt đầu từ Cầu Thăng Long đến Phúc Yên – Vĩnh Yên – Lấp Thạch – Sơn Dương. Tiếp tục đi theo Quốc lộ 37 theo hướng Tuyên Quang – Yên Bái.

Với khoảng cách gần 300km và tùy theo địa điểm xuất phát khác nhau, bạn có thể lựa chọn cung đường phù hợp với lịch trình di chuyển của mình.

Du lịch Mù Cang Chải bằng xe máy

Không hề phô trương khi nói rằng, đây chính là cung đường mà tín đồ phượt thủ thích nhất. Bạn vừa có thể tự tay lái chiếc xe máy băng qua những cung đường hùng vỹ ấn tượng, làm chủ hành trình của mình vừa dừng lại tại bất cứ nơi đâu mình muốn để check in những bức hình cực chất. Có 3 cung đường để bạn có thể đi xe gắn máy từ Hà Nội đến Mù Cang Chải:

  • Cung đường đến Sơn Tây đi qua cầu Trung Hà – Tam Nông. Sau đó, bạn đi dọc theo sông Hồng và tới cầu Văn Phú ở Yên Bái.
  • Cung đường cầu Thăng Long – Quốc lộ 12 – Phúc Yên – Việt Trì – Đoàn Hưng. Sau đó, bạn đi theo quốc lộ 70 để tới Yên Bái (cách dễ nhất và ngắn nhất).
  • Cung đường cầu Thăng Long – Phúc Yên – Vĩnh Yên – Lấp Thạch – Sơn Dương – Quốc lộ 37 – Tuyên Quang – Yên Bái.

Lưu ý: với địa hình nhiều núi cao và đèo dốc hiểm trở như Khau Phạ hay đèo Ách, bạn cần hạn chế tốc độ khi di chuyển. Bạn không nên đi buổi đêm vì tầm nhìn hạn chế cũng như vấn đề an ninh, hỏng xe… tại những nơi hẻo lánh. Bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và các trang thiết bị cho xe cũng như chú ý tốc độ trên cung đường quốc lộ 32 từ Hà Nội tới Ba Vì, đoạn qua địa phận tỉnh Phú Thọ vì sẽ có nhiều chốt kiểm tra.

Sau khi đến Mù Cang Chải, các bạn có thể thuê xe máy để khám phá các điểm tham quan với giá 150.000 – 200.000 VNĐ/ngày tùy thời điểm.

Du lịch Mù Cang Chải5

Du lịch Mù Cang Chải bằng tàu hỏa

Hiện tại không có tàu hỏa trực tiếp từ Hà Nội đến Mù Cang Chải nên bạn sẽ dừng tại Yên Bái nếu chọn phương tiện này rồi tiếp tục đón xe lên Mù Cang Chải. Bạn có thể tham khảo lịch trình tàu chạy tại ga đi hoặc online. Tuy nhiên, phương tiện này sẽ khiến bạn bị động và khó khăn trong việc chuyển phương tiện để đến được Mù Cang Chải.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn đi xe buýt từ Hà Nội lên Yên Bái để tiết kiệm chi phí nhưng thời gian di chuyển của bạn có thể mất một ngày.

Những điểm du lịch Mù Cang Chải cực HOT không thể bỏ qua

1. Đèo Khau Phạ

Là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải. Đèo Khau Phạ có điểm khởi đầu là đoạn cắt quốc lộ 32 với quốc lộ 279 liền mạch liên tiếp với đèo Chấu phía trước nó và đèo Vách Kim phía sau trên đường 32.

Từ thành phố Yên Bái, ngược theo quốc lộ 32 chừng 5 giờ đồng hồ, qua xã Tú Lệ, đèo Khau Phạ huyện Mù Cang Chải hiện ra giữa một vùng cao nguyên được bao quanh bởi những dãy núi điệp trùng. Những cung đường đèo quanh co giữa những cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ và những triền ruộng bậc thang của các dân tộc H’Mông, Thái.

Du lịch Mù Cang Chải6

Đường đèo Khau Phạ có đến hai phần ba là đường cấp phối, gập ghềnh đá sỏi, chỉ đoạn đi qua Tú Lệ mới được làm đẹp hơn đôi chút. Trong suốt chiều dài của đèo có đến vài chục đoạn cua gấp khúc tay áo. Vào những ngày mây mù, đèo đặc biệt nguy hiểm cho cánh lái xe vì con đèo không có rào chắn hay bất cứ biển cảnh báo nào.

Cung đường đèo đã xuống cấp nhiều vì không được sửa chữa thường xuyên, dễ dàng bị sạt lở, sụt lún vì nằm trong vùng đất đỏ bazan, hệ đất yếu. Thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập thường xuyên với những tảng đá từ trên núi cao có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Ít có xe tải lớn qua lại trên con đường này vì độ dốc của đèo khiến cho quãng thời gian đi lại trở nên quá dài.

2. Xã Tú Lệ

Là một thung lũng thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, Tú Lệ là một trong những điểm dừng chân yêu thích của nhiều du khách yêu vẻ đẹp thiên nhiên.

Du lịch Mù Cang Chải1

Tú Lệ giữa mùa thu, lúa chín vàng ươm rạt rào như sóng núi. Mùa gặt náo nức rộn ràng, mùi cơm mới theo gió bảng lảng trên chái nhà… Tú Lệ có thể ví như một cô gái miền sơn cước vô cùng xinh đẹp.

Không chỉ thu hút du khách bởi những thửa ruộng bậc thang Mù Cang Chải tháng 9, Tú Lệ còn hấp dẫn cả những tay săn ảnh khi người Thái nơi đây vẫn lưu giữ được nét sinh hoạt truyền thống là “tắm tiên” bên suối.

3. Bản Lìm Mông

Bản Lìm Mông xã Cao Pạ, huyện Mù Cang Chải -Yên Bái từ bao đời nay vẫn ẩn mình trong mây. Xưa nay, dân xê dịch vẫn thường rỉ tai nhau tứ đại hiểm địa Tây Bắc bởi độ khó hiểm trở của đường đi và cả bởi đó cũng là nơi… tận cùng, và Lìm Mông là một trong số ấy, đầy hấp lực đầy mời gọi và cũng đầy thách thức.

4. Xã La Pán Tẩn

Du lịch Mù Cang Chải2

Nổi tiếng bởi những thửa ruộng bậc thang đẹp tựa vân tay của trời, La Pán Tẩn không hổ danh là một trong 3 địa phương của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, ruộng bậc thang – công trình kiến trúc nghệ thuật mang đầy tính sáng tạo của đồng bào Mông sinh sống trên mảnh đất này đã được Bộ VH,TT&DL xếp hạng Di tích danh thắng cấp Quốc gia từ cuối năm 2007.

5. Cầu Ba Nhà

Cách trung tâm huyện khoảng 10km, khu vực cầu Ba Nhà là điểm dừng chân luôn thu hút được đầy ắp các bạn trẻ tới đây săn ảnh. Các bạn có thể dừng ở đây để chụp ảnh “mâm xôi”, đi men theo con đường đất dốc ngược bên cạnh cầu để có những bức ảnh tuyệt đẹp.

6. Chế Cu Nha

Một xã của huyện Mù Cang Chải, nằm cách trung tâm huyện khoảng 7km về hướng Hà Nội, đường vào xã này khá dốc và khó đi, không phù hợp lắm với những bạn đi lần đầu.

7. Thác Pú Nhu

Du lịch Mù Cang Chải3

Thác Pú Nhu nằm ở bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải cách trung tâm huyện Mù Cang Chải chừng 10km về phía Tây. Được bắt nguồn từ các con suối trên các cánh rừng đầu nguồn từ Than Uyên (Lào Cai) đổ về, thác có độ cao cột nước khoảng 20m được chia thành nhiều bậc.

8. Thác Mơ (Mù Cang Chải)

Thác Mơ nằm giữa hai ngọn đồi Nả Háng A và Nả Háng B thuộc địa phận xã Mồ Dề (Mù Căng Chải, Yên Bái).Trong hành trình chinh phục thác Mơ có 7 điểm ấn tượng để bạn dừng chân, thưởng ngoạn.

Du lịch Mù Cang Chải1

Từ quốc lộ 32, đi bộ khoảng 30′ vào đến chân thác, tiếp tục từ đây bạn sẽ tới điểm thác một tầng nơi dòng nước chảy theo hình xoắn ốc. Để đến được điểm thác 4 tầng tiếp theo bạn cần tiếp tục đi bộ ngược dòng thác, đây cũng là nơi ấn tượng nhất để bạn có thể lưu lại những hình ảnh tuyệt đẹp về Thác Mơ.

9. Bản Thái

Qua chiếc cầu ở ngay trung tâm huyện (hướng đi Chế Tạo) rồi rẽ trái đi khoảng 1km sẽ tới bản Thái. Một ngôi làng nhỏ bình yên nằm giữa thung lũng, lưng tựa vào núi. Tới đây bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của người Thái, tắm nước lá thuốc theo cách cổ truyền của người Thái, nghỉ ngơi tại nhà sàn và cùng tổ chức các buổi giao lưu, đốt lửa trại.

10. Đèo Lũng Lô

Đèo Lũng Lô mạn phía Yên Bái tiếp giáp Sơn La cũng trong cảnh tương tự như vậy. Con đèo dài 15 km này nằm trên quốc lộ 37, trong thời kì chống Pháp là một trong những con đường tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên. Kể từ đó cho đến nay, con đường dần bị rơi vào quên lãng, nhất là khi đèo Khế nối Yên Bái với Sơn La được mở.

Du lịch Mù Cang Chải

Ngoài ra khi đến đây bạn có thể vào thăm các bản làng dân tộc, khám phá văn hóa cũng như những phong tục đặc sắc nơi vùng cao Tây Bắc, tìm hiểu đời sống của người dân và hòa chung niềm vui ngày mùa nơi đây.

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.