Cẩm nang du lịch làng văn hóa các dân tộc Việt Nam trong ngày

0

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là mái nhà chung để lưu giữ sự độc đáo trong đời sống, phong tục, tập quán của 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Cùng Vietnam24hr.com khám phá Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam nằm dưới chân núi Ba Vì với địa hình bán sơn địa có đồi núi, thung lũng và bao quanh là mặt nước hồ Đồng Mô hiền hòa.

Với diện tích 1.544ha, khu bảo tồn là nơi tái hiện đời sống sinh hoạt các tộc người trên khắp nước Việt Nam, được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ với nhiều thung lũng và hồ nước bao quanh. Chính vì thế địa hình nơi đây rất đa dạng, phong phú với nhiều cảnh quan đẹp phù hợp nhu cầu tham quan và du ngoạn, tìm hiểu về đời sống, văn hóa, phong tục của các dân tộc anh em.

Kinh nghiệm du lịch Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

1. Di chuyển đến Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Để đến làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam từ Hà Nội, các bạn đi theo hướng đại lộ Thăng Long khoản 36km là tới biển chỉ dẫn lối đi. Ở vòng xuyến, các bạn đi theo lối ra thứ nhất là tới nơi.

Hoặc xuất phát từ Bờ Hồ đi cầu Trung Hà – trung tâm hội nghị Quốc gia hoặc bến xe Mỹ Đình, ra trung tâm hội nghị Quốc ra, rẽ phải vào đường Láng Hòa Lạc -> đi thẳng 30km là tới Hòa Lạc. Đây cũng là đường đi chùa Tây Phương, Thiên Đường Bảo Sơn, nếu có thời gian các bạn có thể ghé thăm hai địa điểm này.

Tới ngã tư Hòa Lạc -> rẽ phải đi Sơn Tây và đi Đường Lâm (nếu rẽ trái là đi Xuân Mai bạn đi thẳng -> khoảng 4-5km là tới.

Xe bus: bạn có thể đi tuyến số 107: Bến xe Kim Mã – Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, xe số 75: BX Yên Nghĩa – BX Hương Sơn, giá vé 25.000đ/lượt; 71B: BX Mỹ Đình – BX Xuân Mai, giá vé 20.000đ/lượt hoặc 71: BX Mỹ Đình – BX Sơn Tây, giá vé 20.000đ/lượt.

2. Giá vé làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Giá vé vào cổng

  • Người lớn: 30k/lượt
  • Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề: 10k/lượt
  • Học sinh tại các cơ sở giáo dục phổ thông : 5k/lượt
  • Miễn phí trẻ em dưới 6 tuổi

Giá thuê xe đạp

  • Xe đạp đơn: 30.000 đồng/buổi/xe (50.000 đồng nếu thuê cả ngày)
  • Xe đạp đôi: 50.000 đồng/buổi/xe (70.000 đồng nếu thuê cả ngày)

Lưu ý nhỏ là khi thuê, bạn sẽ phải đặt cọc 200.000 đồng/xe.

Giá vé xe điện

Vé được bán ngay tại cổng, chỗ quầy bán vé, chạy từ 8h00 đến 17h00, có điểm dừng đỗ chi tiết, và bạn có thể lên xuống bất cứ lúc nào mình muốn.

  • Ngày thường: 30.000 đồng/người lớn, 20.000 đồng/học sinh, sinh viên.
  • Cuối tuần (T6 – CN): 35.000 đồng/người lớn, 25.000 đồng/học sinh, sinh viên.
  • Thuê nguyên xe 13 chỗ: 450.000 đồng/giờ.

Giá thuê nhà sàn

Thuê nhà sàn áp dụng cho khách nào đi theo đoàn đông, một khu nhà sàn có thể ở được 40 – 80 ngườ, có phòng tắm, quạt, chăn gối đầy đủ, gái tính theo đầu người:

  • Người lớn: 100.000đ/người/đêm
  • Người già trên 60 tuổi, sinh viên: 70.000đ/ người/đêm
  • Học sinh (từ 06 – 18 tuổi): 50.000đ/ người/đêm

Giờ mở cửa của làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Giờ mở cửa là các ngày trong tuần từ thứ ba đến chủ nhật, kể cả các ngày lễ, tết (thứ hai hàng tuần không đón khách tham quan)

Thời gian: Sáng từ 8h00-11h00; chiều từ 13h-16h30

Chơi gì ở làng văn hoác các dân tộc Việt Nam?

Được chia thành nhiều khu khác nhau, gồm các khu làng dân tộc, khu trung tâm văn hóa và vui chơi, giải trí, khu di sản văn hóa thế giới, khu công viên, khu cây xanh…. Dưới đây, là gợi ý về các điểm đến bạn có thể tham khảo:

1. Khu các làng dân tộc

Với diện tích 198,61ha, khu làng các dân tộc được chia thành 4 cụm làng tương ứng với từng vùng miền. Được xây dựng theo thành quần thể tái hiện cấu trúc của làng bản dân tộc nước ta, với kiến trúc dân gian nhằm giới thiệu, bảo tồn cũng như phát triển.

Ở khu dân tộc, bạn sẽ được tham gia nhiều lễ hội văn hóa truyền thống được tái hiện, là dịp để du khách tận hưởng không khí sôi động và mang đậm bản sắc dân tộc, vùng miền như:

  • Chợ phiên Tây Bắc
  • Lễ hội cầu mưa của dân tộc Cor (Quảng Nam)
  • Lễ hội trỉa lúa của dân tộc B’râu (Kon Tum)
  • Lễ hội đua bò Bảy Núi (An Giang)
  • Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)…

2. Khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí

Khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí kết nối với cổng chính và các khu chức năng. Đây là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí nhưng vẫn mang đậm nét văn hóa dân tộc.

3. Khu di sản thế giới

Đây là quần thể tái hiện lại những công trình kiến trúc nổi tiếng của thế giới như: Vạn lí trường thành, tháp Efffen, Kim tự tháp…

4. Khu công viên và bến thuyền

Khu vực này gắn với mặt nước hồ Đồng Mô và cổng B của làng văn hóa.

5. Khu dịch vụ tổng hợp

Đây là khu phức hợp các dịch vụ du lịch tổng hợp, thể thao có quy mô lớn để khai thác không gian cảnh quan tự nhiên một cách hiệu quả.

6. Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô

Với không gian cảnh quan được sử dụng khai thác phát triển những hoạt động sinh thái phù hợp, đảm bảo môi trường cũng như phát triển du lịch bền vững.

Ăn gì ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam?

Ở trong khu du lịch này rất thoải mái, bạn có thể mang theo đồ ăn từ nhà đi, chỉ cần chú ý giữ gìn vệ sinh là được. Có nhiều khoảng trống, bãi cỏ, bóng cây, mang theo chút bạt ngồi nhâm nhi là ổn.

Còn nếu muốn ăn uống tại đây, thì có khu ẩm thực ven hồ nằm trong khuôn viên làng, hoặc cơm trưa tại nhà hàng Dân Tộc, nằm ngay gần với Chùa Khmer với Tháp Chăm. Thực đơn chủ yếu là những món ăn của người dân tộc như: cá suối, lợn bản, gà nướng mật ong, trứng kiến, ong rừng, dê, ngỗng, cá…, ngoài ra còn có cả buffet nữa.

Nếu muốn mua quà kỷ niệm thì bạn hãy ghé đến khu làng dân tộc Tày, Thái hoặc một số quầy khác, bạn sẽ thấy họ bày bán nhưng sản phẩm thủ công như túi, ví, móc chìa khóa…., ngoài ra còn có một số món đặc sản làm quà: chè, mật ong, măng, miễn, sữa chua, lạp sườn nữa đấy…

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.