Gợi ý một số lễ hội truyền thống ở Bạc Liêu bạn không nên bỏ qua
Bạc Liêu là một vùng đất văn hóa tâm linh với rất nhiều tín ngưỡng, những lễ hội dân gian truyền thống độc đáo. Hãy cùng Vietnam24hr điểm qua những lễ hội truyền thống ở Bạc Liêu được nhiều người biết đến nhất.
Lễ hội Quán Âm Nam Hải – lễ hội truyền thống ở Bạc Liêu
Lễ hội truyền thống ở Bạc Liêu đầu tiên được nhiều người biết đến đó chính là Lễ hội Quán Âm Nam Hải. Quán Âm Nam Hải còn được gọi là Mẹ Nam Hải, tọa lạc tại cửa biển Nhà Mát, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu với diện tích 6ha. Lễ hội Quán Âm Nam Hải là một lễ hội mang màu sắc văn hóa Phật giáo thu hút hàng ngàn lượt khách phương xa đến hành hương vào mỗi năm.
Là lễ hội văn hóa tâm linh nổi và được tổ chức hàng năm, từ ngày 22 đến 24 tháng 3 âm lịch tại Bạc Liêu. Lễ hội Quán Âm Nam Hải diễn ra song song giữa phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ thực hiện những nghi lễ truyền thống, như lễ cầu quốc thái dân an, cầu mong mưa thuận gió hòa, lễ tế các anh hùng tử sĩ,… Phần hội sẽ có diễu hành lễ rước Quán Âm Nam Hải, triễn lãm những hình ảnh đất nước, con người Bạc Liêu…
Đến vơi Lễ hội Quán Âm Nam Hải, thành tâm dâng một nén nhang trầm lên tôn tượng đức Bồ Tát Quán Thế Âm, khấn nguyện những điều tốt lành tự khắc bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên kỳ lạ trong tâm hồn.
Lễ hội Nghinh Ông Gành Hào – lễ hội truyền thống ở Bạc Liêu
Lễ hội Nghinh Ông Gành Hào là một lễ hội truyền thống ở Bạc Liêu mang tính tâm linh và tính cộng đồng của ngư dân vùng biển, cầu mong bình an nơi biển cả và một mùa đánh bắt thuận lợi. Lễ hội Nghinh Ông còn để tưởng nhớ đến “Đại tướng quân Nam Hải” – vị thần cá voi đã giúp những người ngư dân vượt qua bao sóng to, gió lớn, đem lại điềm lành, may mắn trên những chuyến ra khơi.
Lễ hội Nghinh Ông Gành Hào thường diễn ra vào mùng 8 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Vào ngày lễ chính sẽ có không dưới 100 tàu ghe tụ họp về để tham gia lễ hội. Các tàu ghe này sẽ trang hoàng cờ phướng, băng rôn, khẩu hiệu rực rỡ sắc màu. Trong những chiếc tàu ghe này sẽ có hai chiếc được kết lại để chở ban chức sắc, trò lễ…
Ngoài lễ chính thì tại Lễ Nghinh Ông còn có nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc như các trò chơi dân gian, biểu diễn cải lương, đờn ca tài tử, múa lân sư rồng, hội thi giao lưu ẩm thực, triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, tranh sách báo…
Lễ hội Dạ cổ Hoài Lang
Lễ hội Dạ cổ Hoài Lang là dịp để tưởng nhớ và tri ân cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu cùng với những nhạc sĩ, các bậc tiền bối đi trước đã có công đóng góp lớn cho sự ra đời và phát triển của bản Dạ cổ hoài lang. Cũng như bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử, một loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Các hoạt động chính diễn ra trong những ngày lễ hội gồm Dâng hương tại Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, chương trình khai mạc Lễ hội Dạ cổ Hoài Lang tại Quảng trường Hùng Vương và Lễ giỗ Tổ ngành Sân khấu cải lương… Ngoài ra đi kèm là các hoạt động vui chơi, giải trí như liên hoan đờn ca tài tử, hội thi ẩm thực,…
Những hoạt động diễn ra xuyên suốt Lễ hội Dạ cổ Hoài Lang sẽ giúp tôn vinh bản sắc truyền thống văn hóa của dân tộc. Đồng thời khích lệ, động viên những nghệ sĩ cải lương, những nghệ nhân ý thức hơn trong việc giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, không ngừng phát huy, sáng tạo hơn nữa.
Lễ hội Oóc Om Bók Bạc Liêu
Lễ hội Oóc Om Bók hay còn gọi là Lễ cúng trăng, một trong những lễ hội truyền thống ở Bạc Liêu của đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Bạc Liêu. Diễn ra vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hàng năm, Oóc Om Bók xuất phát từ tục lệ tạ ơn thần nước và cũng là dịp để bà con vui chơi sau những ngày lao động vất vả.
Một hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ Oóc Om Bók là tục đưa thần nước và thả hoa đăng, để cầu mong mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu và gia đạo bình an. Những chiếc xuồng ghe sẽ được trang trí lộng lẫy bằng những chiếc đèn rực rỡ, hoa đăng sẽ được thả trên những dòng sông để trôi tự nhiên. Các hoạt động khác đi kèm là múa lâm thon, thả đèn gió, đua ghe ngo, kéo co, đẩy gậy, giã cốm dẹp,…
Mỗi gia đình đều sẽ có một mâm cúng trăng tự chuẩn bị gồm các vật tế lễ, các sản vật do chính họ làm ra như khoai, chuối, bánh… đặc biệt nhất định phải có cốm dẹp. Dưới ánh trăng, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, cùng thưởng thức cốm dẹp và ca hát dưới ánh trăng.
Lễ hội Kỳ Yên – lễ hội truyền thống ở Bạc Liêu
Nói đến những lễ hội truyền thống ở Bạc Liêu diễn ra trong những ngày đầu năm thì phải nhắc ngay đến Lễ hội Kỳ Yên. Bắt đầu từ tháng giêng, kể sau 3 ngày tết thì các chùa, đình miếu đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị cho đại lễ Kỳ Yên. Đại lễ này được tổ chức rất nghiêm trang nhằm cầu mong những điều tốt lành, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mọi nhà đều làm ăn phát đạt.
Vào những ngày lễ sẽ có rất nhiều bà con trong và ngoài tỉnh tìm về để cúng bái và tham quan. Đi kèm phần lễ sẽ có phần hội được tổ chức để mọi người vui chơi trọn vẹn. Nhất định phải có phần hát đình để bà con thưởng thức.
Lễ hội Kỳ Yên là nét văn hóa truyền thống cần được bảo tồn để giữ gìn bản sắc dân tộc. Ngoài ra lễ hội này cũng góp phần làm cho đời sống tinh thần của nhân dân trở nên phong phú hơn.
Được đóng lại.