Thác Bảo Đại – Kiệc tác thiên nhiên hoang sơ tại vùng đất Lâm Đồng
Thác Bảo Đại là một ngọn thác hùng vỹ nằm ẩn mình trong khu rừng hoang dã tọa lạc tại xã Tà In huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, Nét đẹp hoang sơ chưa được khai thác bởi con người đã khiến ngọn thác giữa rừng núi hoang sơ này thu hút đông đảo những du khách ưa khám phá đến thăm.
Giới thiệu về Thác Bảo Đại, Lâm Đồng
Ẩn mình giữa núi rừng Tà In thanh vắng là một thác nước cao hùng vĩ là thác Jraiblian hay thác Bảo Đại. Thác có một vẻ đẹp vừa huyền bí vừa mơ màng. Ai đã một lần đi qua chắc khó quên những ấn tượng về dòng thác cũng như vẻ đẹp hoang dã của nó giữa núi rừng hùng vĩ, hứa hẹn một tiềm năng du lịch đầy triển vọng.
Người Chu Ru bản địa ở đây gọi dòng thác này là Jráiblian, có nghĩa là thác Đá Cao, thác tọa lạc tại địa bàn xã Tà Hine huyện Đức Trọng. Có khi người ta gọi đơn giản là thác Hoang, bởi xưa nay ít ai đặt chân đến, ngoại trừ vài ngày lễ tết bà con dân tộc có thói quen kéo nhau đến đây ngắm cảnh. Để đến thác, từ ngã ba Tà Hine (quốc lộ 20, cách TP Đà Lạt khoảng 40 km), rẽ qua tuyến đường thủy điện Đại Ninh đi về hướng Phan Thiết khoảng 29 km, tiếp tục rẽ trái 3 km sẽ tới.
Từ vách đá cao chừng 70m, một dòng nước lớn chia làm ba nhánh đổ thẳng xuống lòng suối sâu, những tia nước đuổi nhau, phóng nhanh như tên bắn, bụi nước bốc mù mịt cả một vùng thật là huyền ảo. Ở xa chừng hai, ba cây số ta cũng đã nghe thấy tiếng nước reo ì ầm.
Trải dài dưới chân thác là một bãi đá rộng, có nhiều tảng đá lớn gợi nên sự tưởng tượng lý thú cho du khách khi có dịp “dừng chân lãng du”. Tương truyền thì đó chính là xác của các loài cầm thú, chim muông và có cả con người bị chết hóa đá khi tụ tập ở đây để nghe âm thanh huyền diệu phát ra từ lưỡi con cá sấu.
Tương phản với sự mạnh mẽ của dòng thác, cảnh vật ven bờ rất nên thơ. Bên phải thác, trên vách đá cheo leo một cây si già buông những cánh tay dài xuống thác như thể đang đùa vui với dòng nước. Rồi những cành cây, dây leo mềm mại bò trên vách đá. Đây đó, thỉnh thoảng xuất hiện những chùm phong lan trắng muốt từ các cành cây rũ xuống điểm trang Bên trái thác, men theo con đường mòn nhỏ, ta sẽ gặp một hang đá có vách dựng gần như một giao thông hào đi sâu vào lòng thác gợi cho khách lòng ham muốn khám phá.
Bên trái thác, men theo con đường mòn nhỏ, ta sẽ gặp một hang đá có vách dựng gần như một giao thông hào đi sâu vào lòng thác gợi cho khách lòng ham muốn khám phá Jráiblian – đó là cái tên quen thuộc mà đồng bào Churu trong vùng vẫn thường gọi dòng thác hùng vĩ này. Jráiblian – có nghĩa là thác đá cao. Nhưng về sau thác còn có tên gọi là thác Bảo Đại.
Vào thời kỳ Đà Lạt là vùng đất Hoàng triều cương thổ (thập niên 1950), trong những chuyến đi săn,vua Bảo Đại (vị vua cuối cùng của Việt Nam) đã đặt chân đến dòng thác này, nên có người gọi đây là thác Bảo Đại.
Thác Đá Cao không hề thua kém thác Pongour hay Gouga về tầm vóc và chiều cao và còn giữ được nét hoang sơ tựa như thác Voi. Quanh thác là những vách đá ngoằn ngoèo, tạo thành các khe tựa như hang động khá hấp dẫn.
Hệ thực vật nơi đây được đánh giá rất phong phú và được gìn giữ tương đối nguyên vẹn.
Địa thế của thác có thể tổ chức những tour du lịch cắm trại, dã ngoại thuận lợi… Hiện khu vực thác đang được doanh nghiệp du lịch đầu tư, chỉnh sửa tôn tạo đường xuống thác, xây dựng nhà nghỉ chân, vườn đá… Dự kiến đến năm 2011 sẽ đưa vào khai thác kinh doanh.
Thác được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia tại QĐ số 06/2000/QĐ-BVHTT ngày 13/04/2000 của Bộ Văn Hóa Thông Tin. Từ đường Đại Ninh – Lương Sơn (Ngã ba QL20 – Đại Ninh) rẽ vào 9km gặp trạm Công an, rẽ trái 3km là khu thác Bảo Đại.
Thường ngày, ngoài bản hòa tấu hùng hồn của tiếng thác đổ quyện cùng tiếng chim muôn, thác hoang vu, lặng lẽ. Thế nhưng, không hiểu vì sao và từ lúc nào mà rất nhiều thế hệ người dân tộc Chu Ru trong vùng, cứ đến ngày mồng 2 Tết lại quần tụ về thác tổ chức vui chơi. Thác Bảo Đại ngày nay là điểm đến thu hút những du khách yêu thiên nhiên và ưa khám phá.
Với diện tích mặt hồ tính từ 3 cột thác đổ (gần 20ha) trải liền với mặt hồ thủy điện Đại Ninh 2.600ha, thác Bảo Đại là một trong những điểm du lịch sinh thái trữ tình, thơ mộng, lại vừa thích hợp với nhiều hoạt động du lịch khám phá, các trò chơi cảm giác mạnh như bơi xuồng cazac thám hiểm theo dòng nước, bơi xuyên thác, bơi quanh chân thác, bơi xuồng trên lòng hồ Đại Ninh,…
Đến thăm, thưởng ngoạn thác Bảo Đại, du khách được hòa mình với thiên nhiên hoang dã của một trong những vùng núi rừng sinh động nhất Việt Nam.
Truyền thuyết về thác Bảo Đại
Người dân Chu Ru trong vùng vẫn còn lưu truyền truyền thuyết huyền thoại về sự xuất hiện của thác Trai B’Liang. Chuyện kể về một người hóa thành cá sấu sau khi ăn một quả trứng lạ. Khi cá sấu chết, lưỡi nó thè ra, nước tràn qua lưỡi tạo nên âm thanh hay hơn cả tiếng đàn, hay đến nỗi trứng gà trong tổ cũng lăn tới bờ suối để nghe. Tất cả các loài, từ muôn thú đến cả người dân trong vùng đều bị mê hoặc bởi âm thanh kỳ lạ đó, bỏ cả công ăn việc làm, quên ăn quên ngủ, tụ tập để nghe, đến nỗi phải chết đói.
Vua Chàm liền sai 100 người buộc dây kéo cái lưỡi ra. Nhưng cái lưỡi cứ dài ra rồi lại co rút lại làm cho cả đoàn người lăn xuống vực sâu mà chết. Thương hại con người, “Giàng” liền sai một con chim đen xuống mách bảo: phải lấy da ông già làm dây mới kéo được. Vua Chàm cho rao tìm người già tình nguyện chết để cứu dân làng.
Vừa lúc đó có một cụ già chống gậy tới xem, biết chuyện, ông liền xin được chết. Vua Chàm sai người mổ trâu bò làm tiệc thết đãi ông, sau khi ông chết, da ông được bện thành dây thừng. Dùng dây thừng ấy kéo lưỡi cá sấu, quả nhiên cái lưỡi bị gãy văng ra khắp nơi, dính cả vào cây lồ ô, cây tre bên cạnh.
Cũng vì vậy mà tre và lồ ô là những loại cây có khả năng phát ra âm thanh nên được sử dụng làm các loại nhạc cụ. Nhưng cái lưỡi vẫn còn ba phần lớn. Một biến thành thác Trai B’Liang, một văng tới vùng Tu Tra (thuộc huyện Đơn Dương bây giờ) và một phần ở Ma Bó thành suối.